Bitcoin - Kho lưu trữ giá trị

Với cơ chế giới hạn ở 21 triệu đồng, nên đến khi phát hành xong đồng tiền cuối cùng, Bitcoin sẽ không còn lạm phát. 10 năm qua, BTC lạm phát 10.3% Gold lạm phát 15.1% và Bitcoin chỉ lạm phát 0.1% sau 100 năm. (mức độ lạm phát sẽ được giảm dần theo thời gian và sau đó trở về 0 vào năm 2140)

Là một ý tưởng về một hệ thống lưu trữ tài sản, bởi vì lần đầu tiên trong lịch sử loài người tìm ra được một hệ thống tiền tệ điện tử, một hệ thống đóng chỉ với 21 triệu đồng.

Bitcoin 

Bitcoin - Kho lưu trữ giá trị

 

Với cơ chế giới hạn ở 21 triệu đồng, nên đến khi phát hành xong đồng tiền cuối cùng, Bitcoin sẽ không còn lạm phát. 10 năm qua, BTC lạm phát 10.3% Gold lạm phát 15.1% và Bitcoin chỉ lạm phát 0.1% sau 100 năm. (mức độ lạm phát sẽ được giảm dần theo thời gian và sau đó trở về 0 vào năm 2140)

Nhiều năm về trước, người ta thường nói đến Bitcoin ở vai trò là một đồng tiền dùng để thanh toán ngang hàng giữa người với người không thông qua trung gian thứ 3, thế nên mới có chuyện dùng Bitcoin để mua bánh pizza, mua sushi, mua phở vân vân… Bây giờ thì vẫn dùng Bitcoin mua được những thứ đó, không có gì thay đổi, ngược lại còn mua được số lượng đồ ăn nhiều hơn (nghĩa là sức mua của BTC tăng theo thời gian các bạn nhỉ)

Nhưng tại sao trong năm 2020, 2021 lại ít nghe cộng đồng và truyền thông nhắc đến Bitcoin là một đồng tiền dùng để thanh toán, mà thay vào đó, nó có tên gọi khác là Vàng điện tử (digital gold), kho lưu trữ giá trị (store of value), mình biết ở năm 2016 2017 người ta đã nói về BTC là vàng điện tử, và nơi để lưu lại giá trị, nhưng ở thời điểm đó ít ai thật sự hiểu và tin đó là sự thật, phần đa vẫn nghĩ và tin BTC sẽ thay thế tiền giấy của ngân hàng và bạn có thể dùng BTC để mua bán trao đổi hàng hoá tự do mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ ai.

BƯỚC NGOẶT CỦA BITCOIN

Thế thì tại sao năm 2020 người ta lại nói nhiều về việc BTC là nơi lưu trữ giá trị (store of value) bạn có thật sự hiểu lưu trữ giá trị là gì không? chúng ta sẽ có bài phân tích dài phía dưới để nói rõ về điều đó.

Michael Saylor - cái tên quá hot đang thổi bùng lên ngọn lửa nhiệt huyết từ Bitcoin lan ra khắp thế giới trong giữa năm 2020 đến đầu năm 2021 (khoảng thời gian viết bài viết này 4/3/2021). Sau khi Michael tiếp cận và tìm hiểu về Bitcoin vào tháng 4/2020 sau đợt Covid làm “sập” các thị trường tài chính toàn cầu, thì chỉ sau đó một thời gian, khoảng tháng 8/2020, Michael đã bỏ tiền túi khoảng 175 triệu đô để sở hữu 17,732 BTC với giá trung bình 9,882 USD/BTC. Và sau đó không lâu thì chính công ty của Michael Saylor là MicroStrategy cũng đã mua thêm hơn 38,000 BTC, nhưng đến tháng 12/2020 công ty lại gây “shock" khi vay nợ bằng cách phát hành trái phiếu để mua thêm 650 triệu đô giá trị BTC với giá trung bình 21,925 USD/BTC. Tiếp theo đó là mở màn năm 2021 với lần  huy động nợ bằng cách phát hành trái phiếu có chuyển đổi lần thứ 2 với tổng số tiền huy động được lên tới 1,1 tỷ USD, thu mua tổng cộng 19,452 BTC với giá trung bình khoảng 52,000 USD/BTC. (chưa tính vào thêm những đợt mua 10 triệu 15 triệu khi công ty có tiền mặt muốn chuyển đổi thành BTC).

Tại sao mình lại liệt kê quá trình thu mua của Michael Saylor dày ngoằn phía trên? Vì đó là bước ngoặt cho cộng đồng Crypto và đặc biệt là Bitcoin được nâng lên một tầm cao mới, trước đó năm 2016, 2017 người ta cũng thường gọi Bitcoin là vàng điện tử nhưng khái niệm mơ hồ đó chưa thuyết phục được mọi người vì nó chỉ dừng lại về mặt ý tưởng và chưa có một trường hợp cụ thể nào đứng ra tuyên bố cho đến khi Michael bước ra và tuyên bố “chúng tôi thu mua Bitcoin để lưu lại giá trị công ty, để chống lại lạm phát, và để bảo toàn nguyên vẹn sức mua của tiền tệ sau 100 năm", mình gọi đó là bước ngoặt cho thị trường vì đã có CEO của một công ty đã lên sàn chứng khoán lên tiếng và hành động, chứng minh tôi mua Bitcoin để lưu lại  sức mua của công ty. Tới đây các bạn sẽ thắc mắc, thế thì có gì hay nhỉ, thì cũng là mua thôi, giống như bao người khác cũng mua BTC rồi đợi giá tăng rồi bán đó thôi…

Chúng ta hãy phóng ra tầm nhìn và đặc mình ở cương vị của một CEO đang có dư 500 triệu đô la tiền mặt trong ngân khố công ty và “số tiền đó không để làm gì cả" khác với  đầu tư riêng lẻ, các quỹ lớn và các công ty thường hay có một số tiền mặt rất lớn trong ngân khố công ty để dự trữ dài hạn, đó là số tiền dư ra từ hoạt động của công ty và không có nhu cầu sử dụng trong thời gian dài, và thường sẽ được họ lưu trữ bằng đô la (cash). Khi chúng ta chưa giàu, chúng ta rất khao khát làm giàu, nhưng khi ta đã giàu thì câu hỏi lại khác đi một chút, làm sao chúng ta bảo vệ và giữ gìn được sự giàu có của chúng ta mãi mãi?

Lạm phát, một con sâu âm ỉ ngày đêm âm thầm ăn vào giá trị của số lượng tiền bạn đang nắm giữ, và khi bạn có càng nhiều tiền đang nắm giữ thì nỗi lo đó càng lớn. Đó là một vấn đề lớn đã tồn tại từ rất lâu trong hàng trăm năm qua, khi cục dự trữ liên bang Mỹ bỏ đi vàng vị vàng và tự do in tiền để phát hành ra công chúng. (đương nhiên là FED có bảng cân đối tài chính riêng của họ và rất khôn ngoan để biết in đủ số lượng cần thiết cho một mức độ lạm phát nhất định hàng năm mà không làm phá vỡ kinh tế)

(nguồn Danheld)

 

HIỂU VỀ LẠM PHÁT

FED (cục dự trữ Liên ban Hoa Kỳ)  thành lập vào năm 1910 nơi phát hành đồng đô la đầu tiên với sức mua tương ứng 100%, sau hơn 100 năm, vẫn tờ đô la đó, bạn bị mất đi giá trị hầu như 99% sức mua. Nghĩa là năm 1910 bạn dùng 1 đô la để mua được 100 quả trứng gà, nhưng đến năm 2020 bạn cầm tờ 1 đô la đó nhưng chỉ mua được 1 quả trứng gà (chỉ là ví dụ thôi nhé) bạn mất đi 99 quả trứng gà kia, tại sao vậy, ai lấy cắp đi từ túi của bạn 99 quả trứng gà?

Với việc FED in tiền đều đặn qua các năm thì có nghĩa là nhiều tờ giấy 1 đô la được đưa thêm vào thị trường, nên làm pha loãng tờ giấy 1 đô la của bạn, để nấu gạo thành cơm bạn cần một lượng nước vừa đủ để cơm ngon, nhưng bạn cứ đổ nước vào liên tục, mỗi 5 phút đổ thêm một chút một chút, một tiếng sau, nồi cơm của bạn sẽ thành cháo, và đương nhiên khi bạn múc ra 1 chén để ăn, thì bạn hình dung ăn 1 chén cơm với 1 chén cháo, chén nào bạn ăn được nhiều gạo hơn? Đó là quy tắc hoạt động của thị trường tài chính, với thuật ngữ được gọi là “lạm phát" cầm tờ 1 đô la ra chợ sau một thời gian dài sẽ mua được ít đồ hơn. Và không riêng gì Mỹ, tất cả các quốc gia trên thế giới đề hoạt động theo cách giống vậy, có nước cao hơn, có nước thấp, nhưng về lâu dài (tính bằng chục năm, vài chục năm) đồng tiền pháp định (fiat) sẽ trở nên mất giá (giảm giá trị theo thời gian). 

Việt Nam công bố lạm phát danh nghĩa mỗi năm 4%, bạn tin không, chứ mình thì không tin lắm, lúc mình ăn đĩa cơm khi còn học tiểu học với giá 2,000 vnđ, sau mười mấy năm trôi qua, lại đúng quầy cơm đó, vẫn cơ sở vật chất như cũ, vị ngon như cũ, miếng thịt như cũ, cô bán cơm cũng như cũ (vì chỗ này gần nhà mình và ngon nên mình ăn thường xuyên và cũng để khách quan lấy ví dụ này vì hầu như sau mười mấy năm, quán cơm không có thay đổi gì về cơ sở vật chất và chất lượng sản phẩm để các bạn khỏi la ó lên là do quán mở rộng ra, cơ sở vật chất tốt hơn, miếng thịt to hơn… Tất cả đều giống y nguyên như lúc mình còn nhỏ với giá 2k/đĩa)

2021 mua đĩa cơm với chất lượng tương tự như lúc còn tiểu học với giá 25,000 vnd. Thế thì các bạn tính nhẩm thử xem lạm phát thực tế là bao nhiêu? có giống con số 4% mỗi năm như nhà nước nói không.

LƯU TRỮ NGUỒN NĂNG LƯỢNG SỨC MUA

Nếu bạn có 100 triệu đô la thì có bao nhiêu cách để bạn lưu trữ lại giá trị sức mua, mà 100 năm sau bạn vẫn còn giữ được 100 triệu đô la sức mua đó? khó hiểu đúng không, ví dụ đơn giản là hồi tiểu học mình cầm   2k đi mua đĩa cơm tấm, thì 100 năm sau, mình vẫn cầm đúng tờ 2k đó mua được dĩa cơm mình đã ăn trong quá khứ mà không cần trả thêm tiền. 

HIỆN TẠI CÓ BAO NHIÊU CÁCH ĐỂ BẠN LƯU LẠI GIÁ TRỊ?

Tiền mặt: (tiền giấy hoặc tiền điện tử trong tài khoản ngân hàng): sau 100 năm, chúc mừng bạn, bạn sẽ mất hơn 90% giá trị của 100 triệu đô la. Đa số người nghèo và trung lưu thường không tích lũy nhiều tài sản mà lưu hết giá trị tại tiền mặt, chính lý do đó làm họ càng kiệt quệ theo thời gian. 

Vàng: người Việt Nam đã trải qua rất nhiều đợt chiến tranh và các đợt thay đổi tiền tệ, gần nhất là giải phóng miền nam 1975,  khi giải phóng “Miền Nam” chính quyền mới có chính sách đổi tiền giấy từ hệ thống cũ sang mới và đương nhiên với giá trị đổi thấp hơn rất nhiều, và khi được đổi sang hệ thống tiền mới thì giai đoạn đoán lạm phát cũng rất kinh khủng, thường là trên 2 con số/năm. Đó cũng là lý do tại sao thời ký đó người dân muốn mua bán những vật có giá trị họ tường quy đổi ra vàng hoặc đô la, vì sự thiếu lòng tin và độ mất giá quá cao đối với tiền pháp định thời bấy giờ, nên nghe đâu đó câu chuyện mua con Honda Dream 6 7 cây vàng là đỗi rất bình thường. Với việc cầm 100 triệu đô ra thu mua vàng vật lý thì ít nhiều cũng rất nặng nhọc và mệt mỏi, chưa tính đến chuyện kiểm tra chất lượng, thuê kho để lưu trữ bảo quản. (người Việt Nam hay gọi là vàng cây, người Mỹ thì ít mua vàng cây, họ thường mua vàng ETF bằng giấy).

Vàng khó khai thác là có thật, nhưng có giới hạn hay không thì không ai biết được, năm nào người ta chẳng vác máy xúc ra đào thêm vàng, tổng số lượng vàng được đào ra trên thế giới hiện tại khoảng 190,000 tấn, ai có thể thống kê chính xác được số vàng từng được khai thác và hiện tại còn lại bao nhiêu? Tất cả chỉ là dự đoán và tính toán một cách “tương đối". Mình dấu 100 cây vàng dưới gầm giường nhà mình bạn có đếm được không? Hồi năm 1975 người Việt Nam đi vượt biên làm rớt vàng trên biển rơi sâu xuống đại dương bạn thống kê được không? Biết đâu đó trên thế giới có ngọn núi nào đó chứa phần trăm tỷ lệ vàng rất cao mà loài người chưa khám phá hết ra. 

Và khi mình muốn rời Việt Nam sang Mỹ với số vàng trị giá 100 triệu đô la thì quả là một kế hoạch nhức đầu. 

Nhưng nhìn lại dòng lịch sử vài nghìn năm qua của vàng, nó đã làm rất tốt việc lưu lại giá trị cho loài người mặc dù còn rất nhiều yếu điểm, nên đó là lý do tại sao thị trường vàng hiện tại trị giá 11 nghìn tỷ đô la. 

Và với việc các thợ đào có thể đào thêm mỗi năm nên lạm phát ở vàng vẫn có, và chắc chắn sau 100 năm thì sức mua của bạn sẽ vẫn bị hao hụt phần nào, tuy nhiên vẫn an toàn hơn tiền mặt rất nhiều lần. 

Bất Động Sản: đây là một loại tài sản cực kỳ phổ biến tại Việt Nam sau vàng, bất động sản ngoài để ở, cho thuê, hoặc đơn giản mua xong để đó thì vài năm sau vẫn tăng giá như thường, nên là một kênh đầu tư khá an toàn và mang lại lợi nhuận tốt tại Việt Nam. vậy chúng ta thử bỏ 100 triệu đô vào bất động sản đi, chúng ta sẽ mua đất Quận 1, Sài Gòn cho dễ thanh khoản, sau khi mua thì ra công chứng sang tên sổ đỏ, câu chuyện bắt đầu tại đây khi nhìn vào sổ đỏ bạn thấy gì, đó là tờ giấy mà nhà nước cấp quyền cho bạn sử dụng đất “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" chứ không phải là giấy chứng nhận sở hữu đất. Các cuộc chiến tranh qua các thời kỳ trên thế giới đã cho chúng ta nhiều bài học về sự tranh giành tài sản, khi một quốc xâm lược một quốc gia, cái họ muốn là gì, tài nguyên, sức lao động và cả “đất” nữa. 

Giá trị sử dụng đất của người dân trong đất nước đó phụ thuộc vào sức mạnh bảo vệ đất nước của quốc gia đó. (chủ đề nhạy cảm nên các bạn tìm hiểu thêm, mình không tiện đề cập quá sâu ở đây)

Và cùng với câu chuyện đi Mỹ phía trên, giờ mình có chuyện gấp cần đi Mỹ muốn bán hết lấy 100 triệu đô la tiền mặt chuyển qua Mỹ thì ôi thôi, chắc phải nhờ mấy bạn môi giới một phen để thanh khoản hết đống BĐS Quận 1 của mình, nên nhớ mình mua đất Quận 1 nhé, một trong những nơi mua bán thanh khoản tốt nhất Việt Nam. Các bạn thử đoán xem bao lâu mình mới bán xong? Ai mà biết, nhưng mình nghĩ không nhanh là cái chắc :), mình làm trong ngành bất động sản trước đó nên mình biết khá rõ. 

Với BĐS ở Mỹ thì có một yếu tố rất đau đầu với các nhà đầu tư là thuế đất. Chính phủ Mỹ thường đánh thuế 2-5%/năm tuỳ theo bang và thành phố bạn sinh sống. Và đương nhiên mức tăng giá hàng năm của BĐS cũng rất ấn tượng.

Rất khó mang đi, thanh khoản chậm nhất so với các loại tài sản khác, phụ thuộc vào độ vững chắc của hệ thống quốc phòng quốc gia để bảo vệ tài sản cho người dân.

Cổ phiếu: nếu bạn lưu hết giá trị vào cổ phiếu các công lớn (bluechip) thì rủi ro về điều hành, rủi ro về cạnh tranh, pháp lý, và không ai biết được 100 năm sau công ty đó vẫn còn tồn tại và phát triển. Và hiện tại các công lớn có quỹ tiền mặt dồi dào đã lưu trữ giá trị quá nhiều ở cổ phiếu rồi, và họ đang cần tìm ra một kênh khác để đa dạng hoá và ưu việt hơn. 

Bitcoin: là một ý tưởng về một hệ thống lưu trữ tài sản, bởi vì lần đầu tiên trong lịch sử loài người tìm ra được một hệ thống tiền tệ điện tử, một hệ thống đóng chỉ với 21 triệu đồng.

Với cơ chế giới hạn ở 21 triệu đồng, nên đến khi phát hành xong đồng tiền cuối cùng, Bitcoin sẽ không còn lạm phát. 10 năm qua, BTC lạm phát 10.3% Gold lạm phát 15.1% và Bitcoin chỉ lạm phát 0.1% sau 100 năm. (mức độ lạm phát sẽ được giảm dần theo thời gian và sau đó trở về 0 vào năm 2140)

VAI TRÒ CỦA LÒNG TIN TRONG TIỀN TỆ 

Với một hệ thống đóng 21 triệu đồng, Bitcoin hoạt động phi tập trung mà không cần một chính phủ hay một công ty nào đứng ra chịu trách nhiệm vận hành và ra chiến lược phát triển. Hệ thống Blockchain cho thấy được sự minh bạch, an toàn, và không cần lòng tin vào bên thứ 3 của người tham gia giao dịch. => từ đó sinh ra thứ quyền lực vô cùng lớn trên phạm vi toàn cầu. Đó là “lòng tin".

“Lòng tin” là từ khá thú vị vì cơ chế tiền tệ của loài người hoạt động trên cơ sở này, quay lại dòng lịch sử, thời kỳ đồ đá, đồ đồng, và các nền văn minh nhân loại sau này, từ thời xưa con người trao đổi hàng đổi hàng, Vịt đổi lúa, lúa đổi bò, bò đổi tôm khô… Sau khi nhận ra sự bất tiện, khó di chuyển hay chia nhỏ của phương pháp trên, loài người trên khắp thế giới đã có những sáng tạo khác nhau để tìm một vật thứ 3 làm trung gian được cộng đồng cùng chấp nhận có giá trị để trao đổi hàng hoá. 

Tiền từ đó xuất hiện, tiền là một khái niệm truỳ tượng, nơi nó có thể là bất cứ thứ gì được con người “tin tưởng" và “chấp nhận" sử dụng. Từ vỏ sò, cục đá, thỏi vàng, tờ giấy, thẻ nhựa (credit card), và sau này là Bitcoin. 

Mình tin vào tờ tiền VNĐ trong bóp, bạn tin vào tờ USD xanh trong ví, chúng ta đều có “lòng tin" vào một tờ giấy vốn dĩ vô giá trị, được nhà nước đứng ra đảm bảo có thể dùng nó để mua “thứ gì đó". Nhưng khi lòng tin đó suy yếu, và nhà nước làm việc kém hiệu quả hoặc biến mất thì sao? Có phải tờ giấy đó trở lại đúng giá trị ban đầu của nó. Là “tờ giấy".

Trường hợp đó đã có rất nhiều thể chế, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã trải qua trong đó có Việt Nam thời hậu chiến tranh Mỹ-Việt năm 1975. Ai có ông bà sống qua giai đoạn này thì chắc hiểu sâu sắc về vấn đề này và đó là lý do tại do người dân VN rất tin tưởng vàng hơn là tin vào tờ giấy kia, vì họ đã học được vô số bài học đau đớn trong quá khứ.

TẠI SAO BITCOIN CÓ GIÁ TRỊ VÀ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC VẤN ĐỀ GÌ?

“Nguồn năng lượng sức mua” - một chủ đề vô cùng thú vị, mà mình sẽ dành rất nhiều thời gian để viết ở một bài khác, và một khi bạn thật sự hiểu được nó, góc nhìn của bạn sẽ thay đổi 180 độ về Bitcoin và các loại tài sản khác.

Ví dụ: lương lao động của mình 1 tháng 10 triệu, là 10 triệu sức mua, mình dùng trả tiền nhà, quần áo, ăn uống, đi chơi cùng bạn gái, sau khi chi tiêu cho những hoạt động đó, mình còn dư ra 3 triệu mỗi tháng, một năm 12 tháng mình có 36 triệu. 36 triệu đó là thành quả lao động của mình, là nguồn năng lượng sức mua mà mình có thể mua được những gì mình thích. Vấn đề đặt ra, làm sao để mình có thể bảo vệ nguồn năng lượng sức mua (NNLSM) này không bị thất thoát theo thời gian, khi 5, 10, 20 năm sau mình muốn lấy chúng ra sử dụng mà chúng vẫn duy trì được sức mua số lượng hàng hoá như mình mua ở thời điểm hiện tại?

Với 36 triệu là con số của cá nhân mình, với người khác thì 360 triệu, người khác nữa thì 3,6 tỷ, công ty khác nữa thì 36 tỷ, 360 tỷ, 36,000 tỷ. bài toán lớn hơn rồi đúng không! Làm sao mình có thể “đóng băng" nguồn năng lượng sức mua đó lại, ít nhất cũng không làm thất thoát đi sức mua chứ chưa tính đến chuyện làm gia tăng sức mua theo thời gian.

Nếu chưa có sự xuất hiện của Bitcoin thì người ta vẫn lưu lại NNLSM ở tiền mặt, vàng, bất động sản, chứng khoán, hàng hóa, trái phiếu…

Khi Bitcoin xuất hiện đã dần dần trở thành một kho lưu trữ NNLSM ưu việt, có thể đóng băng thành quả lao động của bạn trong thời gian dài một cách tươi nguyên mãi mãi. 

(nguồn Binance)

Tính theo một khoảng thời gian dài hạn, bạn dùng nhiều vàng hơn để mua 1 Bitcoin hay ngược lại!

NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA VÀNG ĐIỆN TỬ

  • Bitcoin không những mang nhiều đặc tính của vàng mà nó còn ưu việt hơn rất nhiều lần.
  • Khan hiếm hơn.
  • Biết chính xác nguồn cung 21 triệu đồng.
  • Chia nhỏ dễ dàng hơn. (Mỗi bitcoin có thể được chia nhỏ tới 100 triệu đơn vị nhỏ hơn gọi là satoshi)
  • Kiểm toán dễ dàng. (được kiểm toán 10 phút 1 lần, 24/7/365)
  • Di chuyển dễ dàng. (đến bất cứ đâu truy cập được internet)
  • Không có trọng lượng.
  • Không có biên giới, không có chính phủ, không có công ty và hoàn toàn phi tập trung nên không cần lòng tin vào bên thứ 3.
  • Không thể bị làm giả.
  • Cho đến nay chưa ai hack được, và càng ngày hệ thống càng lớn thì khả năng hack được lại càng thấp hơn (tấn công 51%).
  • Thông minh hơn mỗi ngày do được các lập trình viên khắp nơi trên khắp thế giới đóng góp.

Nhiều bạn lập luận rằng, tôi sẽ tạo ra một đồng coin khan hiếm hơn, nhanh hơn, nhẹ hơn, khôn hơn với nhiều chức năng, bảo mật hơn, và tôi sẽ tiêu diệt và thay thế Bitcoin. Câu chuyện tương lai không ai nói trước được, nhưng ý tưởng đó không chỉ mình bạn nghĩ ra, mà hàng triệu người khác trên thế giới cũng nghĩ giống như vậy. Bằng chứng cho việc đó là hiện nay trên thị trường crypto đang có hơn 6,300 đồng coin & token đang hoạt động (chưa tính những đồng đã chết khi không trụ nổi vài năm). Nhưng khi nhìn lại bảng xếp hạng từ khi ra đời cho đến hiện tại (Bitcoin ra đời năm 2009) thì Bitcoin vẫn trụ vững ngôi vị số 1, và chưa bao giờ xuống vị trí thứ 2. 

CHIẾN THẮNG ĐỂ TRỞ THÀNH KHO LƯU TRỮ GIÁ TRỊ 

Bitcoin đã chiến thắng trong cuộc đua này, và trở thành một phần quá lớn trong thị trường, định hướng mọi sự phát triển, các chỉ số phân tích kỹ thuật và xu hướng. Coin này nhanh, coin kia bảo mật, coin nọ thông minh… nhưng để dung hòa được tất cả các điều trên và hoạt động một cách hiệu quả cùng sự hỗ trợ và chấp nhận của cả thế giới thì chỉ có Bitcoin. Bitcoin đã chiến thắng, một chiến thắng lớn để trở thành vàng điện tử. Bitcoin giống như Facebook của thế giới mạng xã hội, bạn có thể làm ra Facebook thứ 2 nhưng không ai xài cả. 

Bạn không cần Bitcoin có tốc độ cực nhanh để mua một cốc cà phê bởi vì không có bất cứ một crypto nào, một hệ thống proof of work, proof of stake, hay bất cứ một hệ thống phi tập trung nào có thể cạnh tranh với Apple pay, Alipay, Paypal…

Nên đừng nghĩ đến việc crypto cạnh tranh thanh toán với visa, apple, paypal, Amazon... vì họ nắm hàng tỷ khách hàng trong tay và độc quyền cuộc chơi, nên căn bản Bitcoin là nơi “lưu trữ giá trị”.

Hãy lưu trữ 95% sự giàu có của bạn ở crypto còn muốn thanh toán thì giữ 5% tiền mặt ở Visa. 

Cái Bitcoin giải quyết được là chuyển hàng trăm triệu, hàng tỷ đô, hàng trăm tỷ đô, vòng quanh thế giới một cách nhanh chóng với phí cực rẻ và độ tin cậy cực cao, không một ai có thể ngăn cản bạn thực hiện giao dịch đó. Đó là sức mạnh của Bitcoin chứ không phải dùng Bitcoin để giao dịch mua vào ly cà phê.

“Khi vượt biên thì bạn mới nhận ra bitcoin nhẹ hơn và an toàn hơn vàng cây rất nhiều cheeky

Câu hỏi mở để các bạn suy ngẫm, khi muốn chuyển 100 triệu đô từ Việt Nam sang Mỹ, mà bạn lại lưu trữ “nguồn năng lượng sức mua" của bạn vào vàng, BĐS, chứng khoán, hàng hóa, trái phiếu, tiền mặt… thì cách nào là cách nhanh, hiệu quả, và an toàn nhất để chuyển 100 triệu đô la???

Bài viết được lấy cảm hứng khá nhiều từ Michael Saylor, một người vô cùng nhiệt huyết và táo bạo, chấp nhận sự thay đổi, mở rộng tư duy và tiến về tương lai.

 

(Nguồn: ThuanCapital)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng